Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc xe đạp thể thao, bạn có thể bối rối do có nhiều loại xe khác nhau.
Cách chọn một chiếc xe đạp phù hợp
Mỗi khi chúng ta nghĩ đến việc đi xe đạp, điều đầu tiên chúng ta quan tâm tới là chiếc xe có phù hợp với chúng ta hay không? Mục đích sử dụng cho tập thể thao rèn luyện sức khỏe, hay dạo mát trên những con đường cấm xe cơ giới .v.v. Từ những suy nghĩ này, có một số thông tin mà Xedap24h.vn chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn để cùng lựa chọn một chiếc xe đạp phù hợp với nhu cầu của mỗi người.
* Khung 18″ là cỡ dành cho những người dùng trai tài, gái sắc cao từ 1m75 trở lên. Thấp hơn vui lòng chọn khung 16″ hoặc 17″. Bé nhỏ đáng yêu mà dưới 1m5 xin sử dụng loại khung cỡ 15″ đây là những kích thước cơ bản thể hiện cho chiều cao của khung xe (khi chưa lắp Yên) và là một thông tin đầu tiên mọi người thường chú ý tới khi tìm mua xe.
– Các bạn trai nên sử dụng khung có độ ngang của gióng trên lớn sẽ tạo cảm giác cứng, chắc khỏe đúng phong cách người đàn ông.
– Các bạn gái cần chọn những xe có độ chéo của gióng ngang lớn để thuận tiện cho việc lên xuống xe nhẹ nhàng và duyên dáng.
* Mầu trắng của xe sẽ cho người sử dụng một phong thái mạnh mẽ, sạch sẽ khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số bạn lại có nhu cầu chọn mầu theo phong thủy để sử dụng tập thể thao. Đây là lựa chọn cá nhân thôi vì nó không quan trọng. Nếu bạn lười trùi rửa xe, bạn nên chọn mầu đen tuyền hoặc đen pha nhẹ các mầu khác. Xe mầu đen sẽ tạo cho bạn hình ảnh không phô trương, giúp bạn nhẹ nhàng hòa vào cùng dòng người trên đường.
* Do xe đạp thể thao cũng là một phương tiện giao thông trên đường, người dùng nên lắp bổ xung một số đồ chơi hỗ trợ như chuông cơ hoặc chuông điện, đèn chớp nháy và đèn pha để dùng khi đi ban ngày và kể cả khi trời tối, khi mưa v.v. nó sẽ giúp bạn có thể tránh được một số tai nạn nhẹ không đáng có khi lưu thông trên đường.
* Việc sử dụng xe đạp, là một phương tiên thô xơ nên khi đi ra ngoài, bạn cần chú ý rèn luyện trước cho mình kỹ năng xử lý sự cố hỏng hóc nhẹ như: cân chỉnh phanh, tháo lốp vá săm khi bị xịt lốp, tuột xích, rơi pedan .v.v. Bạn có thể bổ xung lên chiếc xe của mình một số bộ dụng cụ, công cụ phục vụ mục đích này.
Shop xe đạp nở rộ ở thủ đô
Chỉ trong khoảng 3 tháng gần đây, các cửa hàng bán xe đạp ở Hà Nội “đột nhiên” mọc ra như nấm sau mưa. Không kể đến những cửa hàng xe đạp “bình dân” ở phố Bà Triệu, Bạch Mai… đã có lâu năm thì những Shop xe đạp mới này mọc ở khắp các phố lớn ở thủ đô: Tăng Bạt Hổ, Hàng Bông, Quán Thánh, đường Ven Hồ, bán đảo Linh Đàm, …
Một đặc điểm dễ nhận thấy của các Shop xe đạp mới là, rất đẹp và hoành tráng. Xe đạp sưu tầm, xe mới bầy trí ngang dọc trong cửa hàng, cửa kính, đèn chiếu sáng loáng. Nhân viên ăn vận đồng phục lịch sự, tư vấn khách hàng đến… mua thì thôi.
Trước những “cám dỗ” của các Shop xe đạp nhưng bạn nên có sẵn một chút kiến thức để chọn cho mình chiếc xe đầu tiên.
Những điều cần biết khi chọn xe
Xe đạp cơ bản gồm 3 loại: Road (Xe đua, dân ta vẫn gọi là xe cuốc), BMX và Trails (loại xe đòi hỏi kỹ thuật, thiên về biểu diễn) và xe MTB (Xe đạp địa hình). Theo trào lưu đạp xe hiện nay thì: “Trong 100 người chơi nghiệp dư, khoảng 10 người thích Road, 10 người thích BMX còn lại là xe MTB” – Anh An Tôn, 1 người lắp, bán xe có tiếng ở Hà Nội chia sẻ.
MTB đang được giới chơi xe chọn lựa nhiều nhất
Thực tế, nếu chỉ di chuyển trong phố thì xe Road là phù hợp nhất, tuy nhiên khi gặp địa hình xấu 1 chút thì không thể đi Road được. Bù loại khiếm khuyết đó, MTB có thể không linh hoạt trong phố, nhưng sẵn sàng đáp ứng mọi điều kiện đường xá. Thêm vẻ khỏe khoắn, hợp mắt nên MTB là lựa chọn của đa số người đạp xe nghiệp dư hiện nay.
Quan trọng nhất của chiếc xe đạp là khung xe. Chọn cho mình 1 khung xe phù hợp với vóc dáng sẽ giúp bạn có được công thức cân bằng nhất để rèn luyện sức khỏe. Để biết mình phù hợp với khung xe cỡ nào, bạn cần đo 2 thông số: Chiều cao và chiều cao từ bàn chân đến háng.
Cách đo chiều cao từ bàn chân đến háng
Sau khi có 2 thông số trên, bạn có thể tra bảng sau để lựa chọn thông số khung cho phù hợp.
Bảng thông số lựa chọn khung xe phù hợp
Hiện nay khung xe 90% được sản xuất tại Trung Quốc nhưng cũng có nhiều loại. Giá nhân công, nhà máy rẻ đã biến Trung Quốc thành trung tâm công xưởng của các hãng xe đạp lớn trên thế giới. Các hãng có tên tuổi về xe đạp như: Giant, TrinX, Trek, Bianchi… đều sản xuất tại Trung Quốc. Nhưng đáng ngại là, hàng nhái cũng xuất hiện còn nhanh hơn mẫu mã có sẵn của các hãng xe. Vì vậy, khi chọn khung xe bạn nên bỏ qua thương hiệu, tập trung vào chất lượng: các mối hàn đầu và giữa khung, các chi tiết size in chìm, chữ dập nổi, chất lượng sơn và trọng lượng.
Sau khung xe, đó là bộ chuyển động (group), bộ đề trước, sau, thành tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đạp của bạn. Những bộ chuyển động đời cao như Deore trở lên giúp bạn chuyển líp (nặng, nhẹ) mượt mà hơn mà không bị trượt đĩa như 1 số đời trước.
Tiếp đó là các bộ phận cơ bản khác để bạn lắp ráp thành 1 chiếc xe hoàn chỉnh: Pedan, đĩa phanh, phanh dầu, thụt trước…
Một chiếc xe nếu lắp bộ chuyển động Deore sẽ có giá thấp nhất là 16 triệu đồng.
Nhiều hãng danh tiếng như Cannondale lại chỉ sản xuất xe nguyên chiếc
Ngoài những chiếc xe tự lắp, bạn có thể mua xe đạp nguyên chiếc. Hiện nay xe đạp nguyên chiếc về Việt Nam khá nhiều. Đáng chú ý có thương hiệu TRINX, một thương hiệu đến từ Trung Quốc, có bộ phận sáng tạo tại Đài Loan với những thiết kế đẹp mắt giá hợp lý. TRINX đưa ra những mẫu xe giá rẻ (từ hơn 3 triệu đồng) đến những mẫu xe đắt tiền phù hợp với nhiều đối tượng chơi xe. Giant – thương hiệu Đài Loan sản xuất tại Trung Quốc, thiết kế và kiểu dáng khá phong phú. Trek, Canondale – Xe đạp thương hiệu Mỹ, sản xuất tại Trung Quốc, cho những ai thích thương hiệu, nhưng có vẻ đắt hơn so với thương hiệu khác cùng cấu hình xe.
Ưu điểm của những mẫu xe nhập nguyên chiếc là có thương hiệu, giá rẻ hơn 1 chút so với xe lắp, khi bán lại được giá. Nhưng nhiều người chơi không thích xe nguyên chiếc vì không tự lên đồ mình muốn cho chiếc xe được.
Đạp xe để rèn luyện sức khỏe
Những người đi xe đạp lâu năm thường nói: “40% là xe, 30% sức khỏe và 30% là ý chí”. Có chiếc xe không quyết định tất cả, nó chỉ là phương tiện và động lực để con người rèn luyện sức khỏe.
Khá nhiều hội nhóm chơi xe đạp phát triển theo nhu cầu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm chơi xe, nhưng cũng có không ít người mua xe 50, 60 triệu đồng về chỉ để làm cảnh, để khoe xe chứ không phải để đạp.
Suy cho cùng sức khỏe mới là yếu tố quan trọng nhất, đừng bao giờ coi chiếc xe là phương tiện trưng diện, khoe mẽ. Lúc đó bạn sẽ mất đi ý nghĩa quan trọng nhất của việc đạp xe.
ần đây thấy phong trào xe đạp cũng phát triển mạnh trên diễn đàn ta. Thấy có nhiều thành viên đam mê môn phượt bằng xe đạp, đặc biệt là xuyên việt thì đúng là khâm phục luôn. Mình cũng mê môn xe đạp này nhưng phượt xa thì chưa, chỉ thể dục một ngày khoảng chục km thôi. Thấy cũng có nhiều thành viên mới chưa biết cách chọn nào cho nó phù hợp với mục đích, nên mình mạn phép viết lên mấy dòng do sưu tầm và hiểu biết hạn chể của mình để anh em tham khảo cho nó có thêm chút thông tin. Bác nào thấy thiếu sót, sai sót gì thì bổ sung dùm để em sửa bài viết cho mọi người vô tham khảo nhé.
Các loại xe: Mình thấy giờ có các dòng xe, một số loại mình biết, và được sờ.
– Dowhill Bike( đổ đèo): Cấu tạo khung rất cứng cáp, bánh rất nhiều căm nhằm tăng độ chắc chắn cho bánh xe. Loại này dùng cho thể thao mạo hiểm, nhảy cả xe cả người vào đá không sao. Loại này chắc ít ai quan tâm, còn ai đi xe này dạo phố Sài Gòn cẩn thận mấy chú công an bắt xuống Biên Hòa nhé, mà mấy chú ấy tha thì em gặp cũng phải bắt thôi. Các bác đừng bảo em ác nhé.
– Basin Bike( Lòng chảo): loại này mình thấy nhiều mà không tả đc thế nào, cái bánh nó có khi làm đặc cả mảng như cái mâm vậy. Loại này chắc anh em không quan tâm, mình cũng ko biết gì về nó.
– Fixed gear Bike: Dòng này là xe đạp không phanh. Dòng này thường thấy 1 líp, 1 đĩa, trông rất Sờ tin. Màu sắc thì cứ gọi là cầu vồng. nhiều hơn Loại này dùng đi dạp phố cũng nhiều, mấy lần ra HN thấy teen đi dạo xe này nhiều. Loại này không phanh nên đi rất khó, đạp ngược là xe dừng, nếu không quen thì ngã vỡ mồm. Xe này tuổi teen đi dạo cho vui, biểu diễn ở công viên này nọ thì được. Dòng này nghe bảo nếu đang đi nhanh mà đạp ngược lại bằng cách dồn cả người lên bàn đạp sau, bốc bánh trước lên, quay 180 độ thì đã lắm. Anh em nào hám hố thì thấy ai đi dòng này mượn làm phát cho biết, gia cát dự sẻ không phân biệt được đâu là sườn xe đâu là sườn người lái xe. Nếu anh em phượt đi xe này thì người ta gọi là cưa sừng làm ngé. Với lại nếu đi làm, thể dục, phượt mà đi xe này thì cẩn thận có ng bắt xuống Biên Hòa, ở HN thì có ng bắt vô Thường Tín or Quỳnh Mai thì mặc kệ.
– MTB Bike( Địa hình): Xe này chắc có nhiều a e quan tâm này. Dòng này dáng thể thao, trông rất trẻ và khỏe. Dòng này sinh ra là để đi trên địa hình gồ ghề, dốc thăm thẳm đến tầm 20 độ cũng chơi được. Hay leo núi vừa dốc vừa gồ ghề càng phát huy tác dụng của nó. Dòng xe này có 2 đặc điểm quan trọng.
Thứ nhất là bánh, nó có đường kính thường khoảng 650, 700. Dòng này đường kính nó thường không làm nhỏ vì đường gồ ghề nếu gặp đá to loại lốp cỡ lớn đường kính nhỏ sẻ rất khó khăn để vượt qua. Cấu tạo lốp thì thường loại, nhiều gai, gai to. Để độ bám tốt với dốc và địa hình.
Thứ hai là phuộc ( giảm sóc, ống nhún) loại này có phuộc trước và sau. Nhằm để giảm sóc khi đi đường gồ ghề, tránh chấn động mạnh đến người đi xe. Với lại ai biết cách đi thì phuộc cũng tạo thành lực để vượt chướng ngại vật.
Loại xe này anh em dùng đi phượt cũng được nếu khóa phuộc sau và thay loại vỏ bớt gai đi là được, còn thể dục thì ngon rồi.
– Road, Race Bike. Dòng xe đua, Cấu tạo của nó thì chắc ai cũng biết rồi. Khung thường cấu tạo rất đơn giản, nhỏ. Bộ tay lái thường tay uốn cong thành 2 bậc. Bánh thường đường kính cỡ lớn 700mm. Lốp của nó thì ít gai, siêu nhỏ. Trọng lượng xe gần như người ta cấu tạo nhẹ nhất có thể. Nếu đường đẹp, đi với tầng đĩa lớn nhất, tầng líp bé nhất chắc phải đi được 50, 60 ở người bình thường. Dòng này đi phượt được. Có cái dở là nó thường không có bộ phận buộc đồ phía sau nên ai dùng phải chế thêm vô. Với lại dòng này thường đắt tiền.
– Touring Bike: Xe này là của anh em ta này. Dòng này chắc cấu tạo giản đơn nhất. Dáng thì trông cũng hơi thể thao tí, có nhiều loại trông bình thường như mấy chiếc phượng hoàng cổ điển ngày xưa. Loại này thường chỉ có phuộc trước, không màu mè hoa lá lắm. Vì sinh ra không phải để đi đường địa hình, gồ ghề, nên cái phuộc không quan trọng lắm, nhiều chiếc còn không có phuộc. Nó cấu tạo làm sao cho người đi lợi về sức. Lốp xe thì cở vừa hoặc nhỏ, ít gai. Vô lăng có thể cấu tạo nhiều bậc. Loại này dùng để đi thể dục, đi làm, đi phượt đường trường.
Nói chung mổi loại xe sinh ra là để phục vụ một mục đích, nếu làm trái với mục đích thì cẩn thận công an bắt xuống Biên Hòa.
Sở dỉ trên em viết là dòng xe MTB khóa phuộc sau, thay lốp ít gai đi phượt được là vì 2 lí do. Nếu thay lốp ít gai thì sẻ bớt ma sát để lợi về đường đi hơn.
Thứ hai nếu không khóa phuộc sau. Cái phuộc sau là ảnh hưởng hướng lực gần như song song và gần với lực đạp của mình. Do vậy cái lực đạp của mình sẻ tác dụng vô phuộc sau một phần, làm nâng người mình lên. Do vậy sẻ bớt đường đi. Còn nữa cái lực nâng người mình lên sẻ làm cho người nhanh mệt vì cứ nâng lên xuống hoài mệt bỏ mẹ. Còn nữa cái lực nâng lên xuống sẻ làm lực tác dụng lên mặt đường không đều vì thế cũng tăng ma sát. Do vậy xe dùng phuộc sau thì người đi thiệt đường. Chỉ có dòng leo núi là có lợi thôi. Nói chung đi phượt cứ chọn xe cấu tạo đơn giản, lốp nhỏ, không phuộc sau, vô lăng nhiều bậc. Xe càng nhẹ càng tốt.
Nhiều khi anh em ta ít để ý cái vô lăng vì nghĩ nó cứ cầm lái được là được. Nhưng nếu nó có nhiều bậc hay lắm à nha. Nếu đi dài đường ấy, mình cầm chổ tay lái cao, người mình sẻ ở vị trí thẳng đứng. Khi đó trọng lượng người dồn thẳng vô xương sống, sẻ rất nhanh mỏi lưng. Đi xe đạp sợ nhất mỏi lưng, thứ 2 đau đít, thứ 3 mỏi giò. Do vậy nếu có tay lái tầng thấp hơn, ta lái ở vị trí dạng hơi cúi người, ngửng đầu lên. Trọng lượng người sẻ dồn vào 2 tay bớt đi, sẻ lâu mỏi lưng và bớt đau đít hơn. Còn để đỡ mỏi giò thì xe phải chỉnh vừa tầm cao của mình, sao cho khi đạp vị trí bàn đạp dưới nhất là chân ta dạng thẳng luôn hoặc chùn tí không đáng kể.
Còn việc chon xe kích cở thì nó cũng chỉ mang tính tương đối. Vì xe có điều chỉnh cao thấp nên không phải xoăn lắm. Tuy nhiên nên chọn khung xe vừa với người cho nó đẹp. Nói chung dưới 1,6m thì chọn khung tầm 15” đổ lại, còn trên 1,6m đến 1,7m cứ chọn tầm 15” đến 16”. Còn trên 1,7m cứ chọn xe trên 16inch. Quan trọng là khi mua xe cứ trăm thấy không bằng một sờ. Ngồi lên thấy thoải mái, vừa vặn là được, đạp thử càng tốt.
Chọn mua xe đạp địa hình và tư thế đạp xe đúng
Nếu bạn đang có ý định mua một chiếc xe đạp địa hình đầu tiên, bạn có thể bối rối do có nhiều loại xe khác nhau. Xe đạp địa hình khác nhau về hệ thống giảm sóc, phanh và tất nhiên giá cả của chúng nữa. Bạn sẽ muốn xem xét tất cả lựa chọn trước khi quyết định mua hàng từ trước đó rất nhiều năm. Và cho dù bạn có đọc được những thông tin như thế nào thì hãy chọn mua một chiếc xe đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, di chuyển dễ dàng khi bạn lái thử.
Hệ thống giảm sóc
Hệ thống giảm sóc của xe đạp địa hình rất đa dạng. Một chiếc xe đạp với hệ thống giảm sóc trước và sau (đầy đủ) sẽ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái và nhịp nhàng khi đạp xe, nhưng cũng nặng hơn và đắt hơn nữa. “Hardtail”(xe đuôi cứng) hay xe không trang bị hệ thống giảm sóc có trọng lượng nhẹ hơn xe trang bị đầy đủ và cũng bền hơn. Tuy nhiên, một chiếc xe đạp địa hình đuôi cứng sẽ không chịu được những cú va đập mạnh. Nếu bạn chỉ vừa mới tham gia môn xe đạp địa hình, bạn có thể xem xét tới lựa chọn một chiếc đuôi cứng. Lý do đưa ra rất đơn giản, bạn tốn ít tiền hơn khi quyết định bỏ môn này vì không thích và cũng không phải mất nhiều tiền sửa chữa xe vì loại xe này có ít bộ phận hơn. Ngoài ra, bạn cũng không phải bỏ quá nhiều công sức để địa hình vì hệ thống giảm sóc hấp thụ lực mà đáng lẽ ra dùng để leo dốc.
Phong cách
Một khi bạn đã quyết định chọn lựa giữa một chiếc đuôi cứng hoặc một chiếc có hệ thống giảm sóc đầy đủ, thì bạn sẽ phải quyết định về phong cách đạp xe. Mặc dù hiện trên thị trường đang có những loại xe chuyên dụng như xe đổ đèo và xe biểu diễn, người mới tập luyện nên bắt đầu với loại cross-country (băng đồng). Loại xe băng đồng có trọng lượng nhẹ và linh hoạt, do đó người sử dụng vừa tận hưởng cảm giác lao vút vừa sử dụng trên những con đường xấu hơn ở đồng quê. Chúng được trang bị với nhiều loại giảm sóc khác nhau.
Phanh
Xe đạp địa hình được trang bị hai loại phanh chính: phanh đĩa và phanh vành. Phanh đĩa đắt hơn nhưng ăn hơn. Phanh vành rẻ hơn nhưng không hoạt động tốt khi trời mưa và môi trường bùn. Một người mới bắt đầu sẽ muốn thử nhiều loại xe với từng loại phanh khác nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Chi phí
Người mới bắt đầu có thể không muốn chi quá nhiều tiền cho một chiếc xe đạp địa hình, đặc biệt nếu họ không chắc về thời gian gắn bó tập luyện môn này. Nói chung, bạn có thể chi khoảng 4 triệu đồng để sở hữu một chiếc xe khá tốt. Còn nếu muốn một chiếc tốt hơn thì khoảng 10 triệu đồng là số tiền bạn nên chuẩn bị. Sau khi bạn khám phá môn thể thao này lâu hơn, bạn sẽ biết loại xe đạp nào phù hợp với phong cách tập luyện và địa hình. Và hãy nhớ rằng, thuê xe đạp và thử xe là những cách tuyệt vời để khám phá xe trước khi mua
Nếu bạn bắt đầu nghĩ đến chuyện sắm cho mình một chiếc xe đạp, để thỏa mãn đam mê, hay để tập luyện thể thao thì bạn cũng nên nghĩ đến những điều sau đây:
Trước tiên bạn phải xác định được liệu bạn có thực sự thích đi xe đạp không rồi hãy tính chuyện mua. Đừng vì một phút bốc đồng mà mua xe đạp bằng được rồi thì đi đâu bạn cũng dùng xe máy. Bỗng dưng cái xe đạp lại biến thành của nợ!
Tiếp theo bạn phải xác định được khả năng tài chính, và loại xe cũng như chọn được kích cỡ xe cho phù hợp với chiều cao cơ thể, và xe dự định đi trên loại đường nào.
1.Các dòng xe Về cơ bản hiện nay có 3 dòng xe chính:
Road Bike: Được thiết kế để đi trên đường trải nhựa bằng phẳng , đi nhanh, lốp nhỏ, khung nhẹ, yên xe thiết kế để người lái chúi về phía trước. Bạn có thể chọn loại xe này để di chuyển trên cung đường dài và cần tốc độ cao. Bộ khung của phần lớn Road Bike thường được thiết kế thanh mảnh, và sẽ không chịu đựng được quá lâu với tải trọng lớn trên những con đường xóc offroadMountain Bike: dạng xe địa hình, lốp to, có giảm xóc được thiết kế để chinh chiến trên những con đường gồ ghề. Dòng xe này tốc độ không bằng Road bike, và tư thế ngồi cũng không thoải mái bằng. Đi xe Mountain Bike (MTB) bạn sẽ phải ngồi cao hơn với ghi đông thiết kế thẳng.
Tuy nhiên đây cũng là sự lựa chọn hợp lý cho những người hay mắc bệnh đau lưng thay vì dáng còng còng trên chiếc Road Bike.Thường thì giá cả của dòng MTB mềm hơn so với Road Bike nên loại xe này được bán khá phổ biến. Tuy nhiên khi chọn mua, bạn nên cân nhắc. Đôi khi chúng ta mua một chiếc MTB rất hoành tráng với đủ lệ bộ phụ kiện cần thiết nhưng lại chẳng bao giờ đi ra khỏi thanh phố.
Hybrid Bike :Là sự kết hợp giữa MTB và RB, nếu như phần lớn quãng đường di chuyển bằng xe đạp của các bạn là những cung đường ngắn và bằng phẳng. Với thiết kế khung thanh mảnh, lốp xe êm ái, dòng Hybird Bike có thể đi nhanh hơn MTB, với tư thế ngồi dễ chịu hơn RB.Hybrid Bike là sự lựa chọn tốt để đi trong thành phố với tốc độ cao, độ bền và sự thoải mái.2. Kích cỡ xe:Sau khi đã hiểu sơ qua về các dòng xe ,tiếp theo bạn nên biết cách chọn lựa kích cỡ xe phù hợp với bản thân.
Cách nhanh nhất để ước lượng là đứng thẳng , hai bàn chân đặt bằng phẳng trên mặt đất, khung xe ở giữa. Đối với xe road bike, khoảng cách giữa gióng xe và đũng quần của bạn nên là 2.5 – 5 cm. Đối với MTB, khoảng cách này cần rộng hơn, ước chừng bằng bề ngang một bàn tay của bạn.
Ngoài ra người ta cũng có thể tính cỡ xe theo các công thức sau:
Đối với RB:
Với MTB:
Lưu ý: 1’ (1 foot) = 30.48 cm1 inch (1”) = 2.54 cm
Hybrid tính giống MTBTư thế đạp xe đúng:
Sau khi đã chọn mua được một chiếc xe, bạn nên nắm được một số quy tắc trong việc điều chỉnh độ cao yên xe và tư thế đạp xe sao cho phù hợp.Trước tiên là yên xe, bạn có thể điều chỉnh yên xe theo ý muốn.Khi ngồi lên yên xe, trọng lượng của bạn nên dồn về điểm dưới, phía sau, giống như khi bạn ngồi trên một bề mặt bằng phẳng vững chãi
Góc nghiêng của yên xe cũng rât quan trọng trong việc giúp bạn có tư thế ngồi thoải mái. Nếu quá đổ về phía trước, bạn sẽ cảm giác như đang trượt ra khỏi xe. Nếu quá nghiêng về sau, bạn sẽ bị mất lực đạp.Phần lớn mọi người nghĩ rằng chiều cao của yên xe phải làm sao để có thể vẫn ngồi trên yên mà chống chân xuống đất. Điều này hoàn toàn sai.
Nhưng tốt nhất là độ cao của yên xe phải làm sao để khi đạp duỗi chân, chân bạn sẽ chỉ hơi gập một chút ở đầu gối, giống như thế này:
Khi cần phải xuống xe, bạn nên nhấc mông khỏi yên xe, và đứng bằng hai chân , kẹp gióng ở giữa .
(Nguồn tổng hợp)